BÀN PHÍM CƠ LÀ GÌ? LỰA CHỌN BÀN PHÍM NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÍ?

photo of person typing on computer keyboard
Đánh giá post

Trong giới gamer hiện nay, chắc các bạn đã không quá xa lạ gì đối với khái niệm chuột gaming hay bàn phím cơ. Nó như là một combo luôn đi kèm nhau mà bạn có thể bắt gặp ở bất kì những ai chơi game hay còn sử dụng văn phòng. Vậy hôm nay, ở phần 1 này chúng ta thử tìm hiểu xem bàn phím cơ là gì? Và chúng được cấu tạo như thế nào nhé.

1. Bàn phím cơ là gì?

Hiểu nôm na, các phím ở trên loại bàn phím này được cấu tạo từ các công tắc cơ học (mechanical switch) tạo cho người dùng cảm giác gõ nhẹ hơn, dùng lực ít hơn và cho độ bền vượt trội trong khi quá trình sử dụng.
Không chỉ đơn thuần là dành cho các Gamer, dòng bàn phím này còn phù hợp với những người làm văn phòng gõ văn bản nhiều. Đối với dòng bàn phím cũ thường sẽ xảy ra trường hợp bị lờn phím, kẹt phím,… thì với bàn phím cơ, chúng ta gõ nhanh hơn, mượt hơn, và tốc độ hơn.

Vậy là đủ để thấy, bàn phím cơ có những kết cấu vững chắc, cho ra sự ổn định. Gõ nhanh hơn, chính xác hơn, ít lỗi hơn và không còn mỏi tay như các dòng bàn phím cũ. Chúng ta sẽ đi sâu hơn về phân loại các nút bấm (hay còn gọi là switch) để hiểu rõ hơn dòng sản phẩm này nhé.

2. Phân loại các switch

Trung tâm công nghệ T&V sẽ giới thiệu với các bạn 3 loại Switch thường dùng đó là:  Blue Switch, Red Switch và Brown Switch.

  • Blue Switch

– Lực ấn : 50g

– Giữa hành trình có khấc tactile, có phát ra tiếng clicky

– Nghiêng về typing hơn, nhưng cũng không ít gamer chơi blue switch vì có cả tactile và clicky, cảm giác bàn phím cơ rõ ràng hơn. 

– Các bàn phím sử dụng blue switch: Corsair Strafe, G-Skill KM780R, Ttesport Poseidon ZX …

Với switch này, các bạn sẽ gặp đa số là ở các tiệm kinh doanh dịch vụ điện tử công cộng. Nó không kén người dùng quá nhiều đồng thời còn tạo ra những tiếng “tách tách” nghe khá vui tai. Khi nhấn xuống sẽ có cảm giác vượt qua 1 nấc và kèm theo tiếng “tách” của phím.

Khi bạn mua phím này, lưu ý nho nhỏ dành cho bạn: nếu dùng ở môi trường ồn ào bạn nghe khá là thích thú. Nhưng nếu mua để dùng tại nhà hay văn phòng thì nó hoàn toàn không thích hợp. Vì bản thân nó phát ra những tiếng “tách” rất ồn ào. Vậy bây giờ có switch nào cải thiện được vấn đề đó không? Vậy chúng ta sẽ đến với dòng switch tiếp theo: Brown Switch.

  • Brown Switch:

– Lực ấn: 45g (Brown)/65g (Clear)

– Giữa hành trình ấn phím có khấc tactile, không phát ra tiếng clicky.

– Trung hoà giữa gaming và typing. 

– Các bàn phím sử dụng brown switch: Logitech G610, Das Keyboard 4 Professional, Leopold FC900R …

Switch này được khá là nhiều người dùng văn phòng và tại gia chọn vì lực nhấn và âm thanh gõ ra nó không phát tiếng như là Blue Switch. Nó cho cảm giác gõ chuột như Blue nhưng nó sẽ không phát ra âm thanh. Cho cảm giác gõ thoải mái và ổn định hơn. Hạn chế được việc làm phiền đến những người xung quanh mình

  • Red Switch

– Lực ấn: 45g

– Hành trình trơn, không có khấc tactile, không âm thanh clicky

– Được nhiều người bình chọn là phù hợp nhất để chơi game, đánh văn bản sẽ không “phiêu” cho lắm.

– Những bàn phím sử dụng red switch: Ducky One, Steelseries M500, CM Masterkey Pro L…

Switch này cực kì phù hợp cho những người cần sự yên tĩnh (sử dụng nhiều vào ban đêm), những người thích cảm giác êm tay và những gamer thích sự nhạy, phản hồi nhanh. Với lực nhấn nhẹ, cấu tạo không có khấc bên trong switch khiến red switch trở thành loại switch không chỉ riêng các bạn gamer mà các bạn nữ cũng chuộng switch này.

Trên đây là ba loại Switch thường dùng, để tìm hiểu thêm về các loại Switch khác, các bạn có thể đọc bài viết: Các loại Switch của bàn phím cơ phổ biến hiện nay. Việc chọn switch cực kì quan trọng vì nó sẽ liên quan tới việc bạn dùng hằng ngày và trải nghiệm của chính bạn. Để có thể test các switch khi mua hàng, đừng ngần ngại liên hệ T&V để được chăm sóc và tự vấn tận tình nhé!

3. Size Bàn phím cơ

  • Full Size (104 phím):


Với thiết kế cổ điển, Đây là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho việc các bạn làm văn phòng. Tích hợp thêm bàn phím số kế bên để dễ dàng nhập liệu hơn, gõ văn bản cũng cho cảm giác thoải mái hơn.

  • TENKEYLESS (TKL)

Đây là layout được rút gọn từ layout Fullsize thường có tỉ lệ khoảng 80% so với Fullsize. Layout này có số lượng phím từ 87 đến 91 phím tùy theo khu vực và thị trường. Nếu bạn không cần một cụm numpad hoặc thích sử dụng một chiếc tenkeypad rời thì đây là lựa chọn dành cho bạn.

Bạn là một lập trình viên, một nhà văn, một nhà báo hay là một tester, một gamer, tất cả những gì bạn cần chỉ là cụm phím chính, hàng phím chức năng F và các nút hỗ trợ soạn văn bản ở vị trí tách biệt dễ sử dụng. Nhờ lượt bỏ đi cụm phím số, không gian bên tay phải sẽ được giải phóng một khoảng kha khá để dành cho việc di chuột với các game thủ hoặc tiết kiệm không gian bàn làm việc chật chội của bạn.

Điểm trừ của layout này ngược lại so với Fullsize đó là không có cụm phím số để bạn có thể nhập liệu các con số, phép tính một cách nhanh chóng và chính xác. Nhưng bù lại nhờ kích thước được giảm thiểu thì cân nặng cũng giảm đi và giúp bàn phím cơ của bạn cơ động hơn, dễ dàng di chuyển khắp nơi hơn. Và khắc phục điểm yếu của layout TKL rất đơn giản, bạn chỉ cần mua thêm một cụm tenkeypad rời là xong.

  • LAYOUT MINI (60%)

Thật sự không có một kích thước, số lượng phím hay bố trí phím chuẩn cho kích thước này. Bạn hoàn toàn có thể tìm được một chiếc bàn phím cơ bé tí với rất nhiều nút bị cắt giảm hoặc một chiếc bàn phím cơ khác tuy cũng bị cắt giảm số lượng phím nhưng được bù lại bởi các tính năng vẫn đảm bảo đầy đủ.

Đến với kích thước layout này cần sự kiên nhẫn. Bạn là một nhà văn, một nhà báo, một lập trình viên hay một người sử dụng bàn phím cơ với một chiếc laptop và cần độ cơ động cực cao, đây chính xác là kích thước dành cho bạn “khi quen tay”. Việc lượt bỏ hoàn toàn cụm phím hỗ trợ và phím mũi tên cũng như các phím chức năng hàng F cho phép kích thước tổng thể của chiếc bàn phím cơ loại này nhỏ và nhẹ hơn nhằm đề cao tính cơ động và cảm giác gõ rất thú vị “khi quen tay”. Bạn là một nhân viên tài chính, một kế toán thì xin chia buồn, đây chắc chắn không phải layout cho bạn vì cụm numpad quen thuộc của bạn không có. Còn với các bạn gamer cũng xin chia buồn vì tuy gọn, lượt bỏ được nhiều phím không cần thiết nhưng trở ngại của nó là độ quen tay và khi cần thiết phải đổi qua một chiếc bàn phím khác do những lý do bất khả kháng lúc thi đấu thể thao điện tử chuyên nghiệp thì đó là một thảm họa.

Điểm trừ của layout này là gì? Rất nhiều. Đầu tiên bạn không thể sử dụng thành thạo được ngay mà cần thời gian làm quen. Sau đó bạn phải học cách làm quen lại với cụm phím chức năng F và cụm phím hỗ trợ soạn thảo văn bản như Home, End, Insert, Delete khi chúng đã được tích hợp vào cụm phím ký tự. Tuy là vậy khi bạn quen tay rồi bạn không thể trải nghiệm được các bàn phím cơ TKL hay Fullsize sướng như Mini nữa bởi vì khi đó bạn đã nhận ra đây là layout tối ưu nhất cho bạn. Cũng nhờ việc cắt giảm nhiều phím và kích thước, độ cơ động cao hơn và trọng lượng nhẹ hơn giúp bạn dễ dàng mang bàn phím cơ của mình đi bất cứ đâu để làm việc.

Vậy sau khi đọc bài viết xong, các bạn có thể chọn được một con bàn phím cơ  riêng cho mình rồi đó. Với lượng thông tin cơ bản này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn và hiểu hơn về dòng bàn phím này.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0902.029.959